P&L là gì? Ý nghĩa của chỉ số trong kinh doanh

Chắc hẳn đối với nhiều người các từ viết tắt P&L sẽ khá xa lạ, nhưng với những ai đang theo đuổi ngành kế toán thì lại rất quen thuộc. Vậy P&L là gì? Có ý nghĩa ra sao trong kinh doanh? Chúng ta cùng tìm hiểu thuật ngữ này trong phần trình bày sau nhé!

P&L là gì trong kế toán?

P&L là từ viết tắt của cụm từ Profit and Loss với ý nghĩa là lợi nhuận và thua lỗ, trong văn bản thường được viết tắt là PL hoặc P/L. Đây là chỉ số thể hiện doanh thu cho thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

Trong kế toán, P&L là phương pháp giúp xác định nguyên nhân tăng, giảm doanh thu của doanh nghiệp. Nguồn số liệu để lập nên báo cáo P&L sẽ dựa trên các sổ sách kế toán có liên quan đến doanh thu và chi phí.

Trong đó, doanh thu là số tiền bán hàng, dịch vụ phát sinh trong kỳ và có thể thu trong tương lai. Đây là giá trị thể hiện trên hóa đơn đã xuất cho người mua. Còn chi phí là giá trị bằng tiền của các chi phí có liên quan khi đến kỳ báo cáo.

P&L là gì trong kinh doanh xuất nhập khẩu?

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, P&L là từ viết tắt của Production and logistics với ý nghĩa là sản xuất và hậu cần. Trong đó, quản trị logistics là quản trị một chuỗi các hoạt động như: Hoạch định, thực hiện và kiểm soát việc vận chuyển, quản lý hàng hóa từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi cung ứng cho khách hàng.

Khâu hậu cần là khâu cần đặc biệt lưu ý trong các khâu thuộc quản trị logistics. Bởi nhờ có hậu cần mà các tổ chức doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều công việc cùng một lúc bao gồm nhận hàng, lưu trữ, vận chuyển, đóng gói hàng, làm thủ tục giấy tờ, ghi thông tin mã hiệu, giao hàng… Có thể thấy đây là quá trình thỏa thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng để hưởng thù lao.

Tầm quan trọng của báo cáo P&L trong kinh doanh

Trong kinh doanh, P&L được thống kê từ phương pháp kế toán giúp phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được doanh thu tăng giảm nhằm đưa ra biện pháp khắc phục.

Do đó, ở mọi doanh nghiệp đều lập bảng báo cáo P & L. Đây cũng là một trong ba báo cáo tài chính quan trọng bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và BC kết quả bán hàng.

Bảng báo cáo đóng vai trò chủ đạo trong kế hoạch bán hàng. Khi nhìn vào người quản lý có thể thấy ngay cấp độ lãi hoặc lỗ được tạo ra. Bảng báo cáo được phát hàng quý và hàng năm.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy điều chỉnh về luồng tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Còn bảng cân đối kế toán cho doanh nghiệp thấy tài sản hiện có và nợ tại một thời điểm.

Các bước P&L mà doanh nghiệp cần thực hiện

Sau khi đã tìm hiểu ý nghĩa của P&L trong kế toán và kinh doanh xuất nhập khẩu thì chúng ta cùng tìm hiểu qua các bước mà doanh nghiệp cần thực hiện như sau:

– Tư vấn và giới thiệu cho khách hàng các phương thức vận chuyển mà doanh nghiệp cung ứng.

– Đóng gói hàng hóa.

– Dán tem mã và ký hiệu lên hàng hóa.

– Vận chuyển hàng hóa lên kho lưu trữ.

– Lưu vào kho hàng hóa khi chưa có nhu cầu vận chuyển ngay.

– Nếu hàng hóa có kích thước lớn và số lượng nhiều thì có thể lưu trữ ở các kho bãi lớn.

– Thực hiện các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu.

– Chuẩn bị các chứng từ, hồ sơ liên quan đến quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ.

– Tiến hành giao hàng và cung cấp các dịch vụ theo thỏa thuận với khách hàng.

Qua những gì đã chia sẻ thì mọi người đã hiểu rõ hơn P&L là gì. Đối với những ai học kế toán, việc tìm hiểu ý nghĩa và các bước thực hiện P&L sẽ giúp cho các bạn thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình. Từ đó mang lại lợi ích và khắc phục những khó khăn cho doanh nghiệp.