Joint venture là gì? Những lợi ích trong hình thức kinh doanh

Joint venture là một hình thức hợp tác kinh tế mang nhiều đặc điểm nổi bật. Hình thức kinh doanh này được tiến hành bằng nhiều phương thức đa dạng. Nhưng để hiểu rõ hơn joint venture là gì thì chúng ta cùng phân tích qua khái niệm dưới đây nhé!

Joint venture là gì? Các hình thức hoạt động

Joint venture là từ tiếng Anh với nghĩa là liên doanh. Đây là phương thức mà các doanh nghiệp mong muốn chia sẻ quyền sở hữu đối với đối tác kinh doanh. Khi đó, một công ty riêng biệt được thành lập và đồng sở hữu với ít nhất 2 pháp nhân độc lập để đạt được mục tiêu chung.

Các hình thức liên doanh như sau:

– Liên doanh hội nhập phía trước: Đây là hình thức các bên thỏa thuận đầu tư cùng nhau trong các hoạt động kinh doanh sản xuất thuộc mảng xuôi dòng. Các hoạt động tiến dần đến việc hoàn chỉnh sản phẩm và cung ứng đến người tiêu dùng.

 – Liên doanh hội nhập phía sau: Đây là hình thức liên doanh có dấu hiệu chuyển sang các hoạt động kinh doanh thuộc mảng ngược dòng. Các hoạt động kinh doanh tiến dần đến việc sản xuất và khai thác các nguyên liệu thô ban đầu.

– Liên doanh mua lại: Đây là hình thức liên doanh trong đó đầu vào được cung cấp hoặc đầu ra được tiếp nhận do từng đối tác trong liên doanh.

– Liên doanh đa giai đoạn: Hình thức liên doanh này sẽ có một đối tác tham gia mảng xuôi dòng, trong khi đó một đối tác khác sẽ tham gia mảng ngược dòng.

Những lợi ích của hình thức liên doanh

Liên doanh là một hình thức kinh doanh mang đến những hướng đi tích cực giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tiềm lực của mình để đảm nhận những dự án quá sức. Từ đó có thể giúp những công ty nhỏ trở nên to lớn nhanh chóng hơn và mang đến những lợi ích như sau:

– Kết hợp nguồn lực: Hình thức liên doanh sẽ tận dụng được sức mạnh nguồn lực của 2 doanh nghiệp giúp việc thực hiện dự án được nhanh chóng và tiện lợi hơn.

– Tiết kiệm chi phí: Khi liên doanh thì cả 2 bên sẽ tận dụng được mối quan hệ để cùng nhau đưa sản phẩm ra thị trường với chi phí phù hợp nhất.

– Chuyên nghiệp hóa chuyên môn: Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chuyên môn và cách thức hoạt động riêng biệt, do vậy khi liên doanh sẽ đảm bảo chất lượng và số lượng.

– Thâm nhập thị trường mới: Nếu công ty muốn ra thị trường nước ngoài và ngược lại đối tác nước ngoài muốn vào thị trường trong nước thì điều kiện tốt nhất là thông qua các công ty liên doanh.

Đặc điểm của hình thức liên doanh

– Liên doanh có sẽ có ít rủi ro hơn là các công ty sở hữu toàn bộ bởi mỗi bên đối tác chỉ chịu một phần rủi ro đóng góp của mình.

– Liên doanh là hình thức kinh doanh giúp các doanh nghiệp học hỏi môi trường kinh doanh nội địa trước khi thành lập chi nhánh sở hữu toàn bộ.

– Một số công ty liên doanh bị đối tác mua lại toàn bộ khi đã đủ kinh nghiệm trên thị trường. Khi đó, công ty có thể sử dụng hình thức liên doanh để thâm nhập thị trường mà không bỏ lỡ cơ hội.

– Tại một số quốc gia, yêu cầu công ty nước ngoài phải chia sẻ quyền sở hữu với công ty trong nước hoặc có những khuyến khích để thành lập liên doanh. Với mục đích là cải thiện tính cạnh tranh của các công ty trong nước nhờ học hỏi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, hình thức liên doanh có thể gây ra tranh chấp quyền sở hữu. Bởi mỗi bên đều có quyền quản lý như nhau dễ dẫn đến những bất đồng khi đưa ra quyết định. Thông thường lý do lớn nhất là sự không nhất trí về các khoản đầu tư hoặc phân chia lợi nhuận.

Ở các nước thuộc ngành công nghiệp có thể xảy ra việc mất kiểm soát đối với một liên doanh do đối tác là chính quyền sở tại. Theo đó, chính quyền địa phương có những động cơ về bảo vệ văn hóa hay an ninh quốc gia nên lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng.

Joint venture là gì? Câu hỏi đã được giải đáp nhanh trong phần trình bày trên. Nhìn chung đây là hình thức kinh doanh có nhiều ưu điểm vượt trội và mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Nhưng cũng tồn tại không ít những khó khăn, thử thách buộc các doanh nghiệp phải tìm cách khắc phục.