Quy mô thị trường là gì? Các bước xác định quy mô thị trường

Việc nghiên cứu thị trường hiếm khi có thể xác định chính xác con số cụ thể. Bởi phương pháp dùng để tính toán thường mang tính chủ quan, không dựa vào con số thống kê.

Vậy quy mô thị trường là gì? Các bước xác định quy mô thị trường ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!  

Quy mô thị trường là gì? Tầm quan trọng trong việc kinh doanh  

Quy mô thị trường có tên gọi khác là Market Size, được định nghĩa là số lượng người mua, khách hàng tiềm năng, kể cả số lượng người bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường. Qua những yếu tố này có thể xác định doanh thu tiềm năng mà doanh nghiệp có thể tạo ra. Đây là yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh có quyết định đến số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cần tạo ra.  

Khảo sát quy mô thị trường cho phép doanh nghiệp xác định các câu hỏi trọng tâm như: Thị trường có đủ lớn và hấp dẫn? Có nên đầu tư vào thị trường hay không? Có nên tăng vốn hoặc rút vốn hay không? Có nên phát triển sản phẩm mới?  

Hiểu biết về quy mô thị trường sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và còn mang lại nhiều lợi ích khác, cụ thể như sau:
–  Khả năng sinh lời: Việc nghiên cứu thị trường sẽ cho doanh nghiệp biết được lượng người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp có thực sự mua sản phẩm hay không.

Nếu không xác định được nhu cầu sản phẩm thì khó có thể xác định được thời gian và vốn. Từ đây, doanh nghiệp có thể sẽ lãng phí thời gian vào thị trường nhỏ. Trái lại, một thị trường có quy mô lớn sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng sinh lời hơn nhưng lại có nhiều cạnh tranh.

– Lợi thế cạnh tranh: Hiểu được quy mô thị trường là bước quan trọng để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có đủ khả năng cạnh tranh thì bước đầu cần lựa chọn vũ khí cạnh tranh. Sau đó cần đưa ra hướng phát triển để công cụ đó phát huy hiệu quả cao nhất, nhưng điều này cần thời gian và công sức để chuẩn bị. Trong đó, yếu tố thị trường và nhu cầu khách hàng có tính quyết định đến vũ khí cạnh tranh tốt nhất.

– Chiến lược kinh doanh: Nắm bắt quy mô thị trường là cơ sở dữ liệu quan trọng để đưa ra quyết định chiến lược, trong đó bao gồm chiến lược giá cả, phương pháp nghiên cứu thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, mục tiêu kinh doanh được nhắm rõ ràng đến một thị trường có quy mô và khách hàng cụ thể. – Hành vi người tiêu dùng:

Theo dõi quy mô thị trường cho phép doanh nghiệp xem xét liệu ngành đầu tư có đang tăng trưởng hay giảm sút. Cụ thể giúp xác định xu hướng hành vi của người tiêu dùng có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Qua đó giúp đưa ra chiến lược vượt qua xu hướng để sửa đổi sản phẩm hay tung ra sản phẩm mới.

Các bước xác định quy mô thị trường chính xác

Việc nghiên cứu quy mô thị trường sẽ dễ dàng khi chúng ta áp dụng theo các bước như sau:

– Bước 1: Tiếp cận từ trên xuống Với cách tiếp cận này thì chúng ta có thể bắt đầu xác định quy mô thị trường bằng cách nghiên cứu tổng thể thị trường cho sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, ngành đầu tư và đối thủ cạnh tranh để đưa ra ước lượng chính xác. Và hầu hết các ngành công nghiệp đề có các báo cáo về quy mô thị trường.

– Bước 2: Phân tích từ dưới lên Phân tích từ dưới lên là bước kế tiếp trong quá trình xác định quy mô thị trường. Việc phát triển doanh số dựa trên các yếu tố: Kênh bán hàng, số lượng vị trí bán, số lượng thống kê doanh thu và sự tăng trưởng của các đối thủ cạnh tranh.

– Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh Quy mô thị trường có phụ thuộc đáng kể vào đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt. Nếu sản phẩm, dịch vụ của đối thủ có nhiều điểm yếu thì các bạn có thể cạnh tranh để thu hút số khách hàng của họ. Trái lại, nếu đối thủ quá mạnh thì thị trường rất khó xâm nhập. Vì vậy, chúng ta cần đào sâu vào cơ sở khách hàng để tìm kiếm quy mô thị trường cho sản phẩm, dịch vụ. Sau đó, doanh nghiệp có thể định vị sản phẩm để xác định quy mô thị trường chính xác.  

Qua những thông tin được nêu, hi vọng các bạn đã trả lời cho câu hỏi quy mô thị trường là gì. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh hiệu quả. Đồng thời phát triển ra những sản phẩm mới bắt kịp với nhu cầu của thị trường tiêu dùng.