Project coordinator là gì? Việc làm có nhiều cơ hội rộng mở

Project coordinator là gì? Đây là câu hỏi mà chắc hẳn ai cũng muốn biết bởi vị trí việc làm mang lại nhiều cơ hội phát triển và có mức lương khá cao. Nhưng cũng lắm những thử thách đặt ra đòi hỏi mỗi người phải có các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu công việc. Vậy đó là những kỹ năng nào? Hãy tìm hiểu tổng quan về công việc này trong bài viết sau nhé!

Tổng quan về công việc của project coordinator

Project coordinator là gì? Câu trả lời đó là điều phối viên dự án. Họ là những trợ lý của người quản lý dự án, làm việc trong các lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, viễn thông, kỹ thuật, xây dựng… Với nhiệm vụ là giám sát các giai đoạn cụ thể của dự án ở nhiều khía cạnh khác nhau nên các điều phối viên đóng vai trò quan trọng giúp hoàn thành dự án đúng hạn.

Việc tuyển dụng người quản lý dự án ngày càng có nhu cầu cao trong xã hội, theo đó cũng tạo điều kiện việc làm cho các điều phối viên dự án. Công việc thích hợp cho những ai thích thử thách và di chuyển vì đôi khi thời gian làm việc không bị gò bó tại văn phòng mà có thể di chuyển ra bên ngoài. Đặc biệt, việc làm mang lại thu nhập khá cao với mức lương 5-10 triệu/tháng cùng với hoa hồng của các dự án thành công. Ngoài ra, mức tiền thưởng có khi còn gấp đôi mức lương cứng mà điều phối viên nhận được.

Các vị trí việc làm của project coordinator

Vị trí việc làm dành cho project coordinator cũng đa dạng. Tùy vào mức độ chuyên sâu và điều kiện của mỗi người mà chúng ta có thể đảm nhận các chức danh như:

Quản lý dự án: Có nhiệm vụ giám sát các ý tưởng, sáng kiến của doanh nghiệp. Theo dõi tiến trình hoàn thành có đúng với yêu cầu của khách hàng hay không. Đảm nhận vai trò này bạn có trách nhiệm quản lý và giám sát mà không phải là tham gia thực hành cụ thể các việc thực hiện.

Quản lý văn phòng: Thực hiện công tác hỗ trợ hành chính nhân sự, các vấn đề về giấy tờ, đơn từ cho các bộ phận và đảm nhận nhiều hoạt động khác nhau. Nếu bạn muốn công việc ổn định ngồi văn phòng và có cơ hội phát triển các mối quan hệ thì có thể lựa chọn vị trí này.

Trợ lý điều hành: Công việc ở vị trí này là giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện việc tuyển dụng và đào tạo để phát triển nguồn lực cho doanh nghiệp. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn làm trợ lý sẽ có thêm nhiệm vụ là nhận khiếu nại từ phía khách hàng và giải quyết.

Công việc của project coordinator

Tính chất công việc điều phối viên dự án có thể sẽ tất bật với nhiều áp lực đặt ra. Bởi họ phải tạo ra lịch trình quản lý từng công việc cụ thể trong dự án bao gồm: Thời gian làm việc, ngân sách thực hiện, các chỉ tiêu.

Tham gia xây dựng chiến lược dự án bao gồm các vấn đề về tuân thủ các quy định thực hiện, các đánh giá rủi ro, các giải pháp thực hiện và khắc phục. Theo dõi tiến độ và các thay đổi liên quan đến dự án để đảm bảo thời gian hoàn thành đúng thời hạn.

Tổ chức và tham gia các cuộc họp với những bên liên quan, chuẩn bị tài liệu thuyết trình. Phụ trách các công việc hành chính khi cần thiết, lưu trữ tài liệu và cập nhật các vấn đề liên quan đến cuộc họp. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp trên.

Yêu cầu về trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm

Về trình độ: Mặc dù không có yêu cầu về bằng cấp cụ thể nhưng nếu chúng ta là cử nhân của các ngành về truyền thông, kinh doanh, quản lý… chắc hẳn cơ hội tìm được việc khá cao. Bên cạnh đó, còn có những yêu cầu về khả năng tính toán và xử lý văn bản, sử dụng các phần mềm cần thiết cho việc quản lý như: Microsoft Project, Microsoft Planner…

Về kỹ năng mềm: Đây là công việc mang tính chất giám sát nên đòi hỏi các bạn có khả năng quản lý và giải quyết các vấn đề để tránh rủi ro cho dự án thực hiện. Đặc biệt, là đôn đốc thời gian hoàn thành để kịp tiến độ theo đúng yêu cầu đề ra để tránh các khiếu nại của khách hàng. Đồng thời chúng ta cần có tư duy làm việc độc lập để chủ động trong công việc, khả năng làm việc nhóm và giao tiếp để trao đổi với mọi người. Đặc biệt, là khả năng quan sát và linh hoạt trong các hình huống để phát hiện ra vấn đề trong dự án.

Vậy là câu hỏi project coordinator là gì đã được giải đáp. Hi vọng với những thông tin được nêu sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về công việc của một điều phối viên dự án là như thế nào. Từ đó, chúng ta có thể rèn luyện cho mình những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để ứng tuyển vào việc làm này.