15 Bí Quyết Sẵn Sàng Tìm Việc Ở Hà Nội

Bạn có sẵn sàng ứng tuyển nếu nhận được một cuộc gọi hoặc e-mail từ nhà tuyển dụng có mong muốn thảo luận với bạn về một vị trí trống? Sẽ luôn là ý hay khi bạn trong trạng thái sẵn sàng, thậm chí nếu bạn không có ý định tìm việc làm lúc này.

Bạn sẽ không bao giờ biết khi nào một cơ hội đầy hấp dẫn xuất hiện thậm chí khi bạn không hề chủ động tìm việc. Một đồng nghiệp nghỉ việc và mở ra một vị trí trống, một thành viên trong mạng lưới quan hệ có thể giới thiệu bạn một công việc đầy thú vị, hoặc một nhà tuyển dụng liên lạc với bạn và khuyến khích bạn chuyển qua doanh nghiệp họ. Thị trường việc làm Hà Nội rất năng động, các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những nhân viên năng lực.

Có thể bạn là thành viên của xu hướng mới nổi – những nhân viên liên tục nhảy việc. Hoặc nếu không phải, thì bạn cũng nên lưu ý những tình huống bất ngờ có thể ảnh hưởng con đường sự nghiệp của bạn như cắt giảm nhân lực do doanh nghiệp bạn đang làm gặp khủng hoảng kinh doanh.

Dù trong tình huống nào, thì cũng hoàn toàn hợp lí khi bạn luôn sẵn sàng ứng tuyển ngay khi có cơ hội tốt xuất hiện. Lời khuyên tốt nhất là hãy luôn có thể chuyển qua chế độ tìm việc làm không chút chậm trễ. Sau đây là 15 bí quyết sẵn sàng tìm việc trong môi trường việc làm Hà Nội.

  1. Duy trì hàng tuần cập nhật những thành tựu của mình trong công việc hoặc trong những vị trí khác để bạn có thể nắm bắt được khả năng cụ thể của mình. Như vậy, bạn sẽ có thể dễ dàng viết đơn xin việc và chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
  2. Hàng tháng cập nhật CV để phù hợp với những thành tựu và hoạt động chuyên môn mới nhất của bạn. Nếu CV luôn được cập nhật, bạn sẽ dễ dàng gửi đến nhà tuyển dụng hơn.
  3. Cập nhật tài khoản cá nhân trên trang web tìm việc làm bằng cách bổ sung những thông tin mới nhất về kĩ năng, kiến thức và thành quả đạt được. Nhà tuyển dụng ngày càng có xu hướng săn tìm những ứng viên thụ động (ứng viên chưa có nhu cầu tìm việc nhưng sẵn sàng xem xét khi có cơ hội).
  4. Liên tục mở rộng mạng lưới quan hệ. Khi bạn gặp một ai đó có thể giúp bạn tìm việc trong tương lai, hãy giữ liên lạc với họ. Bạn càng có nhiều mối liên hệ, bạn càng có nhiều cơ hội được tuyển.
  5. Tìm cơ hội để giữ liên lạc với các mối liên hệ. Hãy chia sẽ thông tin mà đối phương quan tâm và đề nghị giúp đỡ khi họ định chuyển việc. Đừng quên rằng gặp gỡ trực tiếp sẽ hữu ích hơn khi liên lạc trực tuyến.
  6. Lập kế hoạch phát triển chuyên môn. Hãy cập nhật kiến thức và kĩ năng. Nhà tuyển dụng ưa chuộng những nhân viên không ngừng phát triển bản thân và theo kịp xu hướng.
  7. Tích cực hoạt động trong tổ chức chuyên nghiệp để duy trì và mở rộng mạng lưới quan hệ của mình. Viết các chuyên mục, giúp tổ chức hội nghị, tham gia các sự kiện kết nối việc làm, và diễn thuyết tại những chương trình liên kết là những cách tốt cho mạng lưới của bạn.
  8. Biết ai bạn có thể nhờ giới thiệu việc làm. Hãy nghĩ bao quát về những người tham khảo tiềm năng gồm đồng nghiệp, giám sát viên, nhà cung ứng, khách hàng và những đối tác kinh doanh chủ chốt khác. Liệt kê những người có thể làm người tham khảo và phải chắc chắn được họ đồng ý.
  9. Thường xuyên xem tin tuyển dụng trong lĩnh vực của bạn để cập nhật xu hướng và yêu cầu của nhà tuyển dụng việc làm Hà Nội.
  10. Đánh giá mức độ bạn hài lòng với công việc và dự đoán trước khi bạn kiệt sức vì căng thẳng và quá tải. Nếu bạn mệt mỏi và căng thẳng, hãy dành thời gian xem xét các vị trí công việc khác. Hãy nghĩ xem có phải đã đến lúc bạn nghỉ công việc hiện tại không.
  11. Nghiên cứu các lựa chọn việc làm khác nếu bạn tin rằng công việc hiện tại không còn phù hợp với nhu cầu và lối sống của mình nữa.
  12. Hãy có một quỹ tiết kiệm cho trường hợp bạn đột ngột bị mất việc. Để dành một số tiền trang trải trong giai đoạn bất ngờ sẽ cho bạn cơ hội lựa chọn công việc mới cẩn thận hơn.
  13. Hãy chắc chắn là bạn có bản sao của các bản đánh giá hiệu quả công việc và tài liệu cá nhân lưu trữ ngoài nơi làm việc trong trường hợp bạn bất ngờ phải cần đến khi không ở cạnh máy tính ở chỗ làm.
  14. Luôn sẵn sàng tóm tắt định hướng nghề nghiệp hiện tại và những năng lực nổi trội nhất của bạn một cách súc tích. Hãy thử tưởng tượng trong một phút đi thang máy và bạn gặp một nhà tuyển dụng tiềm năng.
  15. Nâng cấp và cập nhật bản đánh giá hiệu quả công việc. Hãy lưu trữ chúng trên trang web cá nhân để có thể dễ dàng gửi cho nhà tuyển dụng hoặc người trong mạng lưới quan hệ.

Bạn không cần phải luôn tích cực tìm việc làm, nhưng chuẩn bị đôi chút để đảm bảo mọi thứ sẵn sàng khi mội công việc lí tưởng xuất hiện sẽ giúp giảm bớt căng thẳng khi phải gấp gáp thu thập thông tin để ứng tuyển. Nếu đột ngột mất việc, bạn cũng sẽ ngay lập tức tìm việc khác được.