Nhu Cầu Nhân Lực Của Thị Trường Việc Làm Cuối Năm Tại Hà Nội

Càng gần vào thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp trên thị trường việc làm Hà Nội càng lâm vào tình trạng khan hiếm nhân lực do nhu cầu sản phẩm và dịch vụ trên thị trường vào cuối năm tăng cao. Điều này đã dẫn đến một nghịch lý là người sử dụng lao động phải dùng nhiều cách thức khác nhau để có thể tuyển dụng được người lao động trong khi người lao động cần việc làm và thu nhập tuy nhiên lại không mấy mặn mà.

Các doanh nghiệp ráo riết đẩy mạnh tìm kiếm người lao động qua các kênh như thông qua trung tâm dịch vụ việc làm, đăng thông báo tuyển dụng trực tiếp trên trang web công ty, thông báo tại trước cổng trụ sở làm việc, đăng tin trên truyền thông báo chí…

Hai trang web việc làm lớn các bạn nên tham khảo khi tìm việc làm tại Hà Nội:

Việc Làm Hà Nội được tìm kiếm nhiều nhất tại website Careerlink.vn

Việc tìm người tại thủ đô được đăng tin trên trang muaban.net

Trên các trang web tìm việc làm, có thể dễ dàng tìm thấy hàng trăm vị trí cần tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp, cửa hàng…với mức lương và chế độ lợi ích cụ thể. Thậm chí, do quá “khát” nguồn lao động, các doanh nghiệp còn tìm về tận các xã, phường, các đoàn thể, các phiên giao dịch việc làm để tìm kiếm người lao động.

Tuy nhiên, số người lao động đến tham gia tìm việc giảm đáng kể so với các phiên giao dịch việc làm trước đó trong năm càng khiến nhà tuyển dụng lâm vào tình trạng lận đận. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng hàng chục vị trí nhân viên kỹ thuật và phiên dịch với mức lương rất cao nhưng hầu như vẫn không tuyển được nhân sự, một phần bởi trình độ chuyên môn của người lao động còn hạn chế và số người tìm việc làm tìm đến phỏng vấn là rất ít. Bên cạnh việc “khát” người lao động có trình độ cao, các doanh nghiệp còn có nhu cầu tuyển dụng hàng chục nghìn lao động phổ thông, công nhân trên toàn quốc với mức lương trung bình 5 triệu đồng, tuy vậy, kết quả tuyển dụng vẫn không được như mong muốn.

Có hàng chục các doanh nghiệp trên thị trường việc làm Hà Nội tham gia các phiên giao dịch việc làm với nhu cầu rất lớn về nhân sự tại các vị trí như nhân viên bán hàng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên trong các ngành dịch vụ, lao động phổ thông…Các thông tin tuyển dụng với mức lương cụ thể và các chế độ đãi ngộ hấp dẫn để thu hút người tìm việc. Đây là một thực tế chứng tỏ nhu cầu người lao động về cuối năm của các doanh nghiệp là vô cùng lớn. Tuy nhiên, số người lao động đến tìm việc làm lại không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng này.

Vì sao lại diễn ra nghịch lý mất cân bằng cung-cầu giữa doanh nghiệp và người lao động trên thị trường việc làm Hà Nội dịp cuối năm như vậy? Doanh nghiệp phải tìm mọi cách để có thể tuyển dụng được người lao động trong khi người lao động lại không mấy quan tâm? Thực tế này có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: Bản thân các doanh nghiệp ngày càng ổn định sản xuất kinh doanh, dịp càng cuối năm khối lượng công việc, các đơn hàng, nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân ngày càng gia tăng nên các doanh nghiệp cần bổ sung lượng lớn người lao động, đặc biệt lao động thời vụ để kịp tiến độ công việc. Tuy nhiên, người lao động dù biết tin tuyển dụng nhưng không thiết tha vì có thể chính bản thân họ đã có công việc và không bỏ ngang để chờ được hưởng chế độ lương thưởng tại nơi làm việc cũ dịp cuối năm. Bên cạnh đó, mức lương mà các doanh nghiệp đưa ra có thể còn là quá thấp để có thể đáp ứng các nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, họ luôn mong muốn tìm được một công việc với mức lương cao hơn nữa. Nhiều người lao động tìm được công việc phù hợp nhưng lại ở quá xa gia đình họ khiến họ phải cân nhắc. Trong khi đó, các làng nghề, cơ sở sản xuất ở khu vực ngoại thành cũng đã thu hút một lượng lớn lao động để sản xuất các mặt hàng phục vụ tết nên nguồn lao động cho doanh nghiệp cũng vơi đi.

Xuất phát từ thực trạng khan hiếm cục bộ người lao động, những người tìm việc làm có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng cơ hội lựa chọn việc làm thích hợp cho mình. Đối với các doanh nghiệp, cần phải chuẩn bị kế hoạch từ sớm và dài hạn để tuyển dụng, giữ chân người lao động, và phải chủ động dự báo trước khối lượng công việc dịp cuối năm để có chính sách đối phó, tránh tình trạng thiếu hụt nhân lực gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Nước Gạo Lứt Có Tác Dụng Gì Đối Với Cơ Thể

Với lối sống lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày không thể thiếu gạo lứt có thể dùng để nấu cơm mà còn tạo ra nước gạo lứt thơm ngon. Có thể bạn chưa biết những công dụng từ nước gạo lứt. Dưới đây sẽ giới thiệu về nước gạo lứt có tác dụng gì và cách làm nước gạo lứt.

  1. Cách làm nước gạo lứt.

Bước 1: Trước tiên cần lựa gạo loại bỏ gạo lứt xấu sau đó rửa sạch và để khô ráo. Không dùng gạo ẩm mốc và có mối mọt không đảm bảo an toàn dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Bước 2: Tiếp theo bạn bắt chảo lên bếp bật lửa lớn cho chảo nóng, hạ nhỏ lửa và cho gạo lứt vào rang đều tay tránh để gạo cháy, tiếp tục rang đến khi gạo chuyển sang màu đậm hơn, có vài hạt nở và có mùi thơm thì bạn không rang nữa sau đó tắt bếp.

Bước 3: Sau khi rang xong, cho gạo lứt vào nồi một lượng vừa đủ và đổ nước vào có thể thêm ít muối, bắt đầu đun nhỏ lửa cho gạo nở, chín mềm trong khoảng 15 phút thì nhấc xuống và để nguội lọc lấy xát gạo.

Bạn có thể uống nước gạo lứt vào tất cả thời điểm trong ngày kể cả lúc no hay đói.

  • Tác dụng của nước gạo lứt.

Phòng ngừa bệnh ung thư: Thành phần gạo lứt có chất chống oxy hóa, có thể ức chế, phá hủy sự phát triển của các tế báo ung thư trong cơ thể, tăng sức đề kháng. Trong nước gạo lứt rang có chứa selen và polyphenol có khả năng phòng ngừa ung thư tốt ung thư ruột kết là đặc trưng nhất.

Hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng: Khi uống nước gạo lứt rang có chứa carbohydrate, nhiều nước và chất xơ cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể, cung cấp ít calo hơn thực phẩm thông thường. Uống nước gạo lứt tạo cảm giác no lâu và bạn ít nạp thức ăn vào cơ thể hơn giúp chất béo ít tích tụ giúp calo được đốt cháy nhanh, trao đổi chất được tăng cường, bạn có thể duy trì cân nặng và có vóc dáng như mong muốn.

Phòng ngừa mắc bệnh về tim mạch: Trong nước gạo lứt chứa nhiều chất xơ, nhiều loại vitamin giúp giảm được lượng cholesterol xấu đồng thời tăng cường bài tiết chất béo và cholesterol xấu, axit ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp…sức đề kháng cũng tăng lên đáng kể.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Nếu đang bị tiểu đường bạn nên uống nước gạo lứt mỗi ngày giúp kiểm soát lượng đường trong máu và còn ngừa bệnh giảm tối thiểu nguy cơ mắc bệnh. Bạn nên uống vào giữa các bữa ăn làm giảm lượng glucose trong máu nhờ chứa các chất chống oxy hóa mà việc chuyển hóa glucose trong máu diễn ra thuận lợi giúp hàm lượng đường luôn trong mức quy định.

Ngăn ngừa bệnh sỏi thận: Uống nước gạo lứt có thể ngừa bênh sỏi thận đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh qua chất xơ có trong gạo lứt rất cần thiết cho việc này. Khi uống nước gạo lứt còn giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể, làm sạch muối và thức ăn thừa ngăn ngừa sự tích tụ thành sỏi thận nhờ đó giảm được nguy cơ mắc bệnh.

Hỗ trợ răng và xương chắc khỏe: Nước gạo lứt rang không những tốt cho sức khỏe còn cải thiện được răng và xương chắc khỏe hơn. Nhờ chứa nhiều lượng magie mà nước gạo lứt đem lại dinh dưỡng quan trọng không kém canxi có khả năng giúp răng và xương chắc khỏe.

Hỗ trợ điều trị đau dạ dày: Trong nước gạo lứt rang chứa nhiều chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh, bộ máy tiêu hóa tốt hơn. Cải thiện tình trạng đau bao tử và giảm tiêu chảy, táo bón.

Đẩy lùi stress, cải thiện tâm trạng: Trong nước gạo lứt chứa nhiều chất chống oxy hóa và các vitamin giúp bạn xua tan đi những căng thẳng, mệt mỏi mà cuộc sống mang lại.

Cải thiện làn da khỏe đẹp từ bên trong: Uống nước gạo lứt rang giúp đào thải mầm bệnh ra ngoài giúp làn da bạn được nuôi dưỡng từ bên trong, kiểm soát nước và dầu, giảm dấu hiệu lão hóa làn da, duy trì làn da khỏe mạnh và vẻ đẹp trẻ trung.

Trên đây đã cho bạn biết nước gạo lứt có tác dụng gì và cách làm nước gạo lứt. Lí do mà nước gạo lứt ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi nó tốt cho sức khỏe và bạn có thể sử dụng để uống hàng ngày nhé!

Mùa Hè Trồng Rau Gì Là Thích Hợp Và Có Sinh Trưởng Tốt

Hiện nay, nhiều hộ gia đình có nhu cầu trồng rau tại nhà và để tìm ra loại rau mà phù hợp với thời tiết cũng như điều kiện để sinh trưởng và phù hợp với mùa vụ. Bài viết sau sẽ cho bạn biết mùa hè trồng rau gì và có sinh trưởng tốt phù hợp điều kiện phát triển thời tiết mùa hè.

  1. Cách chọn rau thích hợp.

Để tìm ra loại rau để trồng vào mùa hè thì bạn cần lên danh sách con giống từ cuối mùa xuân để trồng. Mùa hè thường bắt đầu vào đầu tháng 4 và có thể kéo dài tới tháng 9 và có khi qua đến tháng 10, có thời tiết nắng nóng và thời gian kéo dài rất lâu. Nên cần lựa chọn các loại rau dễ chăm sóc và có thời gian thu hoạch nhanh.

  • Các loại rau trồng vào mùa hè.

Rau cải ngọt: Có thời gian thu hoạch ngắn bạn có thể trồng vào đầu tháng 4 lúc này thời tiết đã bắt đầu hơi ấm giúp tốc độ tăng trưởng cải ngọt nhanh nếu muốn ăn non bạn nên thu hoạch ngắn ngày. Bạn có thể trồng trong thùng xốp nếu nhà không có vườn, hạt giống có kích thước nhỏ và tròn nên lượng gieo không nhiều, hạt cách hạt 10cm. Sử dụng trấu phủ một lớp hay tấm bìa các-tông phủ lên đất để tạo độ ẩm cho đất và hạt nhanh nảy mầm.

Rau cải mơ: Với công dụng giúp bổ sung nước giảm mệt mỏi làm mát gan và phòng ngừa ung thư còn giúp cải thiện thị lực,… thích hợp trồng vào mùa hè. Cách trồng và chăm sóc giống như rau cải ngọt, khoảng 15 ngày là có thể thu hoạch.

Rau cải cúc nếp: Mặc dù đã được trồng vào mùa xuân bạn vẫn có thể tiếp tục trồng vào mùa hè này. Loại rau có khả năng chịu hạn tốt và chịu được sâu bệnh, có thời gian thu hoạch khoảng 1 tháng và sau khi gieo phủ lên một lớp trấu.

Rau cải bó xôi: Còn có tên gọi khác là rau chân vịt, nó có hai loại là chịu nhiệt và chịu lạnh. Để gieo thích hợp mùa hè bạn nên chọn rau chịu nhiệt, cây có thu hoạch suốt 6-8 tháng và thu hoạch theo lá. Khi giống nảy mầm sẽ cho cây 5 lá bạn nên tách ra trồng xa nhau hơn và bạn chỉ nên tưới nước khi đất khô không nên tưới liên tục cây sẽ bị úng, bạn thu hoạch khi lá to và cắt lá ăn.

Rau cải cầu vòng: Có màu sắc lạ và chịu nhiệt, chịu hạn tốt thích hợp trồng vào mùa hè, cây thu hoạch suốt 4 tháng. Chăm sóc không cầu kỳ, tốn ít thời gian và khi thu hoạch bạn chỉ cắt lá to, thu hoạch nhiều lứa.

Rau cải xoăn kale: Loại rau có khả năng chịu hạn, nắng nóng cực kỳ tốt, thu hoạch kéo dài cả năm. Cây thu hoạch khi lá to, bạn cắt lá để lại gốc và lá non có thể dùng để xào với thịt nhưng lá ăn hơi cứng.

Rau cải chíp: Có khả năng chịu hạn tốt trồng được vào mùa hè khi cây có 3-5 lá nên trồng tách ra khoảng rộng khoảng 15cm để cây phát triển và sinh trưởng thuận lợi hơn. Có thể trồng trong bóng râm, cần tưới nước hợp lý để cây đủ ẩm tăng trưởng.

Rau diếp cá: Loại rau ưa ẩm có thể trồng quanh năm rất dễ trồng chỉ cần trồng trong mát có đất ẩm và tơi xốp cùng với liều lượng tưới nước hợp lý thì cây ra nhiều lá, thu hoạch ăn lá rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Rau đay: Có hai loại gồm rau đay trắng và rau đay đỏ, dễ trồng và chỉ trồng vào mùa hè, thu hoạch suốt 5-9 tháng gieo trồng khoảng cách 10cm. Phát triển tốt, dễ thích nghi, rau đay dùng nấu canh, giúp giải nhiệt và làm mát.

Rau mùng tơi: Thích hợp trồng vào mùa hè hạt giống nảy mầm nhanh và phát triển tốt, chỉ cần đất ẩm thời tiết ấm cũng như tưới nước thường xuyên. Thu hoạch trong thời gian ngắn, ăn rất ngon và mát cơ thể.

Rau dền đỏ: Là giống cấy đặc trưng của mùa hè có tính chịu nhiệt và nắng nóng tốt có thể thu hoạch nhiều đợt. Bạn có thể gieo hạt thưa không cần tưới nước nhiều cây vẫn phát triển bình thường.

Bài viết trên đây đã chia sẽ cho bạn biết mùa hè trồng rau gì là thích hợp và tăng trưởng phát triển tốt. Mong bạn sẽ lựa chọn được loại rau thích hợp để trồng cho vườn rau nhà mình trong mùa hè này nhé. Chúc bạn thành công!

Thực Phẩm Organic Là Gì Và Tác Dụng Của Thực Phẩm Organic

Hiện nay với sự xuất hiện nhiều loại thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm thì người tiêu dùng chắc không xa lạ với thực phẩm Organic được tin dùng lựa chọn. Có thể bạn chưa hiểu rõ về thực phẩm Organic và liệu có thực sự tốt cho sức khỏe. Dưới đây sẽ cho bạn biết thực phẩm Organic là gì và lợi ích của thực phẩm Organic mang lại.

  1. Khái niệm.

Thực phẩm Organic còn có tên “thực phẩm hữu cơ” theo tiếng anh “Organic Food” là thực phẩm được trồng và nuôi theo tiêu chuẩn trong môi trường tự nhiên, phải đảm bảo sử dụng đúng tiêu chuẩn và có quy trình vệ sinh khép kín đảm bảo an toàn thực phẩm cho sức khỏe người tiêu dùng thực phẩm. Đặc biệt không sử dụng hóa chất hay các chất kích thích tăng trưởng và kháng sinh…Sử dụng thực phẩm Organic là điều cần thiết cho sức khỏe cho chính bản thân bạn và gia đình.

  • Phân loại thực phẩm Organic.

Thực phẩm Organic có quá trình nuôi trồng chăm sóc cẩn thận, tính tỉ mỉ cao, kỳ công, không sử dụng hóa chất theo tự nhiên hóa. Thực phẩm Organic được chia làm hai loại thực vật và động vật.

Thực phẩm Organic thực vật: Là các loại rau quả không sử dụng phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng phân bón thiên nhiên, phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp sinh học và cách truyền thống. Trồng cây xen canh, luân canh và các cây có tác dụng đuổi, trừ, che chắn côn trùng…

Thực phẩm Organic động vật: Là các loại thịt, cá, trứng, sữa được lấy từ gia súc được cho ăn theo một chuỗi thức ăn là rau cỏ hữu cơ, không được ăn GMO và được ngừa bệnh và xử lý bằng phương pháp tự nhiên, được thả rông tự nhiên, đặc biệt không dùng chất kích thích tăng trưởng đảm bảo phát triển tự nhiên.

  • Lợi ích khi sử dụng thực phẩm Organic.

Tăng khả năng chống oxy hóa: Trong thực phẩm Organic chứa nhiều chất chống oxy hóa nhiều hơn so với thực phẩm thường khoảng 40%. Đặc biệt tăng khả năng ngừa được các bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư, mỡ máu, đường huyết cao…

Tăng cường hệ miễn dịch: Thực phẩm Organic cây trồng không bị phun thuốc sâu nên không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như cây trồng thông thường khi sử dụng thuốc trừ sâu làm biến đổi gen gây suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể người sử dụng, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến trẻ em khi sử dụng. Do đó nên sử dụng thực phẩm Organic để chăm sóc và bảo vệ tốt cho trẻ em.

Tốt cho sức khỏe tim mạch: Tại đây động vật được chăn nuôi theo chuẩn phương pháp Organic, được chăn thả ngoài đồng cỏ sạch theo tự nhiên. Nhờ vậy, gia tăng lượng CLA (axit linoleic liên hợp), loại axit béo này có tác dụng tốt đến tim mạch giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh về tim mạch.

Hương vị thơm ngon: Thực phẩm Organic được nuôi trồng hoàn toàn tự nhiên không sử dụng hóa chất luôn giữ được hương vị đặc trưng riêng, đem lại mùi vị tự nhiên, bổ dưỡng và ăn thơm ngon (cứng, giòn, ngon ngọt). Đây là ưu điểm của thực phẩm Organic đem lại ưa chuộng hơn cho người sử dụng.

Không chứa hóa chất: Trong quá trình nuôi trồng không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh..

Tốt cho môi trường: Quá trình tạo ra Organic hoàn toàn tự nhiên nên không gây ảnh hưởng đến đến môi trường xung quanh, đất đai cũng như nguồn nước tại đây luôn giữ được và gia tăng độ phì nhiêu cho đất.

Gia tăng sức khỏe động vật: Động vật ở đây được nuôi bằng phương pháp Organic bằng những thành phần hữu cơ sẽ gia tăng mức độ sinh sản tốt hơn và sức khỏe của động vật cũng mạnh hơn các động vật được nuôi bằng thực phẩm không hữu cơ và không an toàn gây ảnh hưởng xấu đến động vật. Đảm bảo thịt, trứng, sữa được tạo ra hoàn toàn hữu cơ, sạch đảm bảo sức khỏe tiêu dùng.

Qua bài viết trên đã cho bạn biết thực phẩm Organic là gì, phân loại cũng như những lợi ích mà thực phẩm Organic mang lại cho người tiêu dùng và môi trường. Nếu chưa sử dụng thực phẩm Organic thì bạn nên sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình luôn tốt.

Quy mô thị trường là gì? Các bước xác định quy mô thị trường

Việc nghiên cứu thị trường hiếm khi có thể xác định chính xác con số cụ thể. Bởi phương pháp dùng để tính toán thường mang tính chủ quan, không dựa vào con số thống kê.

Vậy quy mô thị trường là gì? Các bước xác định quy mô thị trường ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!  

Quy mô thị trường là gì? Tầm quan trọng trong việc kinh doanh  

Quy mô thị trường có tên gọi khác là Market Size, được định nghĩa là số lượng người mua, khách hàng tiềm năng, kể cả số lượng người bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường. Qua những yếu tố này có thể xác định doanh thu tiềm năng mà doanh nghiệp có thể tạo ra. Đây là yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh có quyết định đến số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cần tạo ra.  

Khảo sát quy mô thị trường cho phép doanh nghiệp xác định các câu hỏi trọng tâm như: Thị trường có đủ lớn và hấp dẫn? Có nên đầu tư vào thị trường hay không? Có nên tăng vốn hoặc rút vốn hay không? Có nên phát triển sản phẩm mới?  

Hiểu biết về quy mô thị trường sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và còn mang lại nhiều lợi ích khác, cụ thể như sau:
–  Khả năng sinh lời: Việc nghiên cứu thị trường sẽ cho doanh nghiệp biết được lượng người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp có thực sự mua sản phẩm hay không.

Nếu không xác định được nhu cầu sản phẩm thì khó có thể xác định được thời gian và vốn. Từ đây, doanh nghiệp có thể sẽ lãng phí thời gian vào thị trường nhỏ. Trái lại, một thị trường có quy mô lớn sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng sinh lời hơn nhưng lại có nhiều cạnh tranh.

– Lợi thế cạnh tranh: Hiểu được quy mô thị trường là bước quan trọng để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có đủ khả năng cạnh tranh thì bước đầu cần lựa chọn vũ khí cạnh tranh. Sau đó cần đưa ra hướng phát triển để công cụ đó phát huy hiệu quả cao nhất, nhưng điều này cần thời gian và công sức để chuẩn bị. Trong đó, yếu tố thị trường và nhu cầu khách hàng có tính quyết định đến vũ khí cạnh tranh tốt nhất.

– Chiến lược kinh doanh: Nắm bắt quy mô thị trường là cơ sở dữ liệu quan trọng để đưa ra quyết định chiến lược, trong đó bao gồm chiến lược giá cả, phương pháp nghiên cứu thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, mục tiêu kinh doanh được nhắm rõ ràng đến một thị trường có quy mô và khách hàng cụ thể. – Hành vi người tiêu dùng:

Theo dõi quy mô thị trường cho phép doanh nghiệp xem xét liệu ngành đầu tư có đang tăng trưởng hay giảm sút. Cụ thể giúp xác định xu hướng hành vi của người tiêu dùng có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Qua đó giúp đưa ra chiến lược vượt qua xu hướng để sửa đổi sản phẩm hay tung ra sản phẩm mới.

Các bước xác định quy mô thị trường chính xác

Việc nghiên cứu quy mô thị trường sẽ dễ dàng khi chúng ta áp dụng theo các bước như sau:

– Bước 1: Tiếp cận từ trên xuống Với cách tiếp cận này thì chúng ta có thể bắt đầu xác định quy mô thị trường bằng cách nghiên cứu tổng thể thị trường cho sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, ngành đầu tư và đối thủ cạnh tranh để đưa ra ước lượng chính xác. Và hầu hết các ngành công nghiệp đề có các báo cáo về quy mô thị trường.

– Bước 2: Phân tích từ dưới lên Phân tích từ dưới lên là bước kế tiếp trong quá trình xác định quy mô thị trường. Việc phát triển doanh số dựa trên các yếu tố: Kênh bán hàng, số lượng vị trí bán, số lượng thống kê doanh thu và sự tăng trưởng của các đối thủ cạnh tranh.

– Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh Quy mô thị trường có phụ thuộc đáng kể vào đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt. Nếu sản phẩm, dịch vụ của đối thủ có nhiều điểm yếu thì các bạn có thể cạnh tranh để thu hút số khách hàng của họ. Trái lại, nếu đối thủ quá mạnh thì thị trường rất khó xâm nhập. Vì vậy, chúng ta cần đào sâu vào cơ sở khách hàng để tìm kiếm quy mô thị trường cho sản phẩm, dịch vụ. Sau đó, doanh nghiệp có thể định vị sản phẩm để xác định quy mô thị trường chính xác.  

Qua những thông tin được nêu, hi vọng các bạn đã trả lời cho câu hỏi quy mô thị trường là gì. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh hiệu quả. Đồng thời phát triển ra những sản phẩm mới bắt kịp với nhu cầu của thị trường tiêu dùng.

Joint venture là gì? Những lợi ích trong hình thức kinh doanh

Joint venture là một hình thức hợp tác kinh tế mang nhiều đặc điểm nổi bật. Hình thức kinh doanh này được tiến hành bằng nhiều phương thức đa dạng. Nhưng để hiểu rõ hơn joint venture là gì thì chúng ta cùng phân tích qua khái niệm dưới đây nhé!

Joint venture là gì? Các hình thức hoạt động

Joint venture là từ tiếng Anh với nghĩa là liên doanh. Đây là phương thức mà các doanh nghiệp mong muốn chia sẻ quyền sở hữu đối với đối tác kinh doanh. Khi đó, một công ty riêng biệt được thành lập và đồng sở hữu với ít nhất 2 pháp nhân độc lập để đạt được mục tiêu chung.

Các hình thức liên doanh như sau:

– Liên doanh hội nhập phía trước: Đây là hình thức các bên thỏa thuận đầu tư cùng nhau trong các hoạt động kinh doanh sản xuất thuộc mảng xuôi dòng. Các hoạt động tiến dần đến việc hoàn chỉnh sản phẩm và cung ứng đến người tiêu dùng.

 – Liên doanh hội nhập phía sau: Đây là hình thức liên doanh có dấu hiệu chuyển sang các hoạt động kinh doanh thuộc mảng ngược dòng. Các hoạt động kinh doanh tiến dần đến việc sản xuất và khai thác các nguyên liệu thô ban đầu.

– Liên doanh mua lại: Đây là hình thức liên doanh trong đó đầu vào được cung cấp hoặc đầu ra được tiếp nhận do từng đối tác trong liên doanh.

– Liên doanh đa giai đoạn: Hình thức liên doanh này sẽ có một đối tác tham gia mảng xuôi dòng, trong khi đó một đối tác khác sẽ tham gia mảng ngược dòng.

Những lợi ích của hình thức liên doanh

Liên doanh là một hình thức kinh doanh mang đến những hướng đi tích cực giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tiềm lực của mình để đảm nhận những dự án quá sức. Từ đó có thể giúp những công ty nhỏ trở nên to lớn nhanh chóng hơn và mang đến những lợi ích như sau:

– Kết hợp nguồn lực: Hình thức liên doanh sẽ tận dụng được sức mạnh nguồn lực của 2 doanh nghiệp giúp việc thực hiện dự án được nhanh chóng và tiện lợi hơn.

– Tiết kiệm chi phí: Khi liên doanh thì cả 2 bên sẽ tận dụng được mối quan hệ để cùng nhau đưa sản phẩm ra thị trường với chi phí phù hợp nhất.

– Chuyên nghiệp hóa chuyên môn: Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chuyên môn và cách thức hoạt động riêng biệt, do vậy khi liên doanh sẽ đảm bảo chất lượng và số lượng.

– Thâm nhập thị trường mới: Nếu công ty muốn ra thị trường nước ngoài và ngược lại đối tác nước ngoài muốn vào thị trường trong nước thì điều kiện tốt nhất là thông qua các công ty liên doanh.

Đặc điểm của hình thức liên doanh

– Liên doanh có sẽ có ít rủi ro hơn là các công ty sở hữu toàn bộ bởi mỗi bên đối tác chỉ chịu một phần rủi ro đóng góp của mình.

– Liên doanh là hình thức kinh doanh giúp các doanh nghiệp học hỏi môi trường kinh doanh nội địa trước khi thành lập chi nhánh sở hữu toàn bộ.

– Một số công ty liên doanh bị đối tác mua lại toàn bộ khi đã đủ kinh nghiệm trên thị trường. Khi đó, công ty có thể sử dụng hình thức liên doanh để thâm nhập thị trường mà không bỏ lỡ cơ hội.

– Tại một số quốc gia, yêu cầu công ty nước ngoài phải chia sẻ quyền sở hữu với công ty trong nước hoặc có những khuyến khích để thành lập liên doanh. Với mục đích là cải thiện tính cạnh tranh của các công ty trong nước nhờ học hỏi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, hình thức liên doanh có thể gây ra tranh chấp quyền sở hữu. Bởi mỗi bên đều có quyền quản lý như nhau dễ dẫn đến những bất đồng khi đưa ra quyết định. Thông thường lý do lớn nhất là sự không nhất trí về các khoản đầu tư hoặc phân chia lợi nhuận.

Ở các nước thuộc ngành công nghiệp có thể xảy ra việc mất kiểm soát đối với một liên doanh do đối tác là chính quyền sở tại. Theo đó, chính quyền địa phương có những động cơ về bảo vệ văn hóa hay an ninh quốc gia nên lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng.

Joint venture là gì? Câu hỏi đã được giải đáp nhanh trong phần trình bày trên. Nhìn chung đây là hình thức kinh doanh có nhiều ưu điểm vượt trội và mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Nhưng cũng tồn tại không ít những khó khăn, thử thách buộc các doanh nghiệp phải tìm cách khắc phục.

Barcode là gì? Tính ứng dụng ra sao?

Barcode là từ tiếng Anh được dùng trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta thường hay bắt gặp. Nhưng không có quá nhiều người biết Barcode là gì cũng như tính ứng dụng ra sao. Vậy hãy tìm hiểu rõ trong phần trình bày sau nhé!  

Barcode là gì? Phân loại Barcode   Barcode là từ tiếng Anh có nghĩa là mã vạch. Đây là hình ảnh các đường trắng đen song song với nhau. Khi vét mã vạch, chúng ta sẽ nhận các thông tin của sản phẩm.  Mã vạch được đọc nhờ vào các thiết bị công nghệ đầu đọc hoặc máy quét.  

Sau khi quét mã vạch, các thông tin của sản phẩm từ sản phẩm chuyển sang hệ thống điện tử như máy tính tiền.

Các dòng đen trên mã vạch được phân tách bằng khoảng trắng ở mức độ khác nhau.    Mã vạch được chia làm 2 loại như sau:  

– Mã vạch tuyến tính hay còn được biết là mã vạch 1 chiều (1D). Mã vạch là những đường thẳng song song với nhau và có độ rộng chênh lệch nhau. Loại này được sử dụng rộng rãi nhất được in trên các sản phẩm là EAN-UCC.

Bên cạnh đó, mã vạch dùng để quản lý sách cho mượn trong thư viện, mã vạch dùng để quản lý hàng hóa của khách hàng gửi. Hiện nay, những ô vuông gọi là QR code sử dụng trên điện thoại để quét lấy thông tin.

Mã vạch giúp các nhà bán lẻ dễ dàng theo dõi hàng tồn kho khi được liên kết với các cơ sở dữ liệu. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thể theo dõi xu hướng thói quen của người tiêu dùng nhằm đặt hàng tồn kho nhiều hơn và điều chỉnh giá cả. Nếu được sử dụng đúng cách thì có thể giúp giảm hàng tồn kho.

Trong ngành chăm sóc sức khỏe, mã vạch còn giúp xác định hồ sơ bệnh nhân. Trong đó lưu trữ được các thông tin quan trọng như lịch sử dùng thuốc y tế, thuốc theo toa, dị ứng và các dữ liệu khác.

Mã vạch còn ứng dụng trong dịch vụ bưu chính, các dịch vụ du lịch như cho thuê xe, hành lý cho các hãng hàng không, giải trí như vé xem phim, nhà hát, công viên, các sự kiện văn hóa thể thao.

Cách sử dụng mã vạch ra sao?

Mã vạch có thể được quét bởi các loại công nghệ khác nhau, trong đó được lập trình để chuyển dữ liệu sang chương trình ứng dụng khác. Cụ thể, máy quét được kết nối với máy tính để để truyền thông tin của mã vạch giống như nhập thông tin trên bàn phím.

Các bước sử dụng máy quét mã vạch như sau:

Bước 1: Xác định mã vạch trên sản phẩm, thông thường ở góc trái hoặc góc phải phía dưới.

Bước 2: Dùng máy quét ngang qua hình mã vạch. Cần di chuyển sao cho phần tia sáng màu đỏ xuất hiện nằm trên mã vạch.

Bước 3: Kiểm tra đèn laser của máy quét vẫn đang hoạt động bình thường rồi hướng ánh laser vào mã vạch, ấn nút Engage nằm ở vị trí phía sau hoặc bên thân máy quét.

Bước 4: Kiểm tra âm thanh bíp bíp của máy quét và xem thông tin, giá cả sản phẩm xuất hiện trên màn hình. Nếu chưa thấy thì chúng ta cần lặp lại các thao tác và kiểm tra lại máy quét mã vạch có đang hoạt động.

Những thông tin về mã vạch đã được đề cập chi tiết trong phần trình bày trên, hi vọng các bạn đã hiểu rõ Barcode là gì. Tính ứng dụng của mã vạch rất rộng rãi trong đời sống hàng ngày, đặc biệt đối với những nhân viên bán hàng thì việc tìm hiểu khái niệm này sẽ góp phần hỗ trợ công việc của mình tốt hơn.

Tổng doanh thu là gì? Có ý nghĩa ra sao đối với doanh nghiệp?

Tổng doanh thu là gì? Có ý nghĩa ra sao đối với doanh nghiệp?   Đối với công việc kinh doanh của một doanh nghiệp thì tổng doanh thu là phần quan trọng mà các nhà lãnh đạo đặc biệt quan tâm.

Vậy tổng doanh thu là gì? Công thức tính ra sao? Có ý nghĩa như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong phần trình sau.   Tổng doanh thu là gì?

Công thức tính tổng doanh thu  
Tổng doanh thu là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu về sau khi đã bán sản phẩm, dịch vụ được sản xuất trong thời gian nhất định. Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngang bằng, giá cả sẽ nằm ngang mức. Nhưng khi sản lượng của mỗi đơn vị bán ra tăng thêm thì tổng doanh thu sẽ tăng lên đúng bằng các đơn vị trước đó.  

Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo thì doanh nghiệp sẽ đối mặt với sự xuống dốc, từ đó sẽ giảm giá bán kéo theo doanh thu sẽ càng ít hơn các đơn vị trước đó. Tổng doanh thu và tổng chi phí sẽ tác động qua lại để xác định sản lượng mà doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối đa hóa sản lượng.  

Công thức tính tổng doanh thu: TR = P * Q Trong đó, – TR là tổng doanh thu của sản lượng. – P là mức giá tính cho mỗi đơn vị hàng hóa. – Q là số lượng hàng hóa.   Mức sản lượng là một trong những yếu tố tác động đến tổng doanh thu. Tuy nhiên, tổng doanh thu còn phụ thuộc vào mức giá P. Nhưng mức giá P thường không độc lập với mức sản lượng.

Thông thường, nếu doanh nghiệp muốn bán được hàng hóa thì phải hạ giá. Bởi theo quy luật cung – cầu, khi mức giá hạ xuống thì người tiêu dùng sẵn sàng mua khối lượng hàng hóa.

Lúc này doanh nghiệp sẽ có khả năng bán được nhiều hàng hơn. Trái lại, khi mức giá tăng lên thì lượng cầu của người tiêu dùng sẽ giảm. Lúc này doanh nghiệp có thể bán được khối lượng hàng hóa rất ít. 
Tổng doanh thu bán hàng có ý nghĩa ra sao?  

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp luôn mong muốn tìm hướng phát triển để làm sao tổng doanh thu bán hàng được tăng lên. Do đó, việc phân tích các hoạt động kinh tế là công cụ giúp quản lý kinh tế hiệu quả hơn.  

Khi doanh nghiệp có tổng doanh thu phát triển bền vững, cho thấy việc làm ăn hiệu quả. Từ đó mới có thể đứng vững trên thị trường và đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Đồng thời vừa có điều kiện để mở rộng việc sản xuất, kinh doanh đảo bảo cho người lao động.  

Để đạt hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, đánh giá thường xuyên tình hình hoạt động kinh doanh. Qua đây phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường để tìm ra những biện pháp khắc phục nhằm gia tăng doanh thu của doanh nghiệp.  

Khi phân tích tổng doanh thu bán hàng sẽ đánh giá được chính xác hơn về tình hình thực hiện công việc kinh doanh trên tổng các giá trị. Từ đó đánh giá được việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc phân tích doanh thu còn xem xét mục tiêu của doanh nghiệp có đạt được hay không.

Số liệu tổng doanh thu sẽ cung cấp các tài liệu nhằm làm cơ sở cho việc phân tích. Để từ đó có thể đưa ra quyết định trong việc chỉ đạo và quản lý doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của tổng doanh thu đối với doanh nghiệp

Tổng doanh thu có quyết định rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có nên hoạt động hay đóng cửa. Có những nguyên tắc cần tuân thủ như sau:

– Nếu tổng doanh thu kiếm được từ hoạt động kinh doanh vượt quá chi phí biến đổi thì công ty sẽ bị đóng cửa. Có nghĩa là TR<VC thì đóng cửa.

– Việc phân chia tổng doanh thu cho số lượng nhỏ hơn số thu từ việc phân chia chi phí biến đổi cho số lượng thì công ty sẽ đóng cửa.

– Nếu TR/Q thì các quy tắc trái ngược với việc tham gia thị trường.

– Nếu TR>VC thì nhập vào thị trường.

– Nếu TR/Q> TC/Q thì nhập vào thị trường.

Với những thông tin đã nêu trên cho chúng ta biết rõ tổng doanh thu là gì. Đây là bài toán khó khăn đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế đang có nhiều cạnh tranh như hiện nay. Do đó, mỗi nhà lãnh đạo phải cân nhắc khi đưa ra kế hoạch kinh doanh để đảm bảo tổng doanh thu đạt yêu cầu.

P&L là gì? Ý nghĩa của chỉ số trong kinh doanh

Chắc hẳn đối với nhiều người các từ viết tắt P&L sẽ khá xa lạ, nhưng với những ai đang theo đuổi ngành kế toán thì lại rất quen thuộc. Vậy P&L là gì? Có ý nghĩa ra sao trong kinh doanh? Chúng ta cùng tìm hiểu thuật ngữ này trong phần trình bày sau nhé!

P&L là gì trong kế toán?

P&L là từ viết tắt của cụm từ Profit and Loss với ý nghĩa là lợi nhuận và thua lỗ, trong văn bản thường được viết tắt là PL hoặc P/L. Đây là chỉ số thể hiện doanh thu cho thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

Trong kế toán, P&L là phương pháp giúp xác định nguyên nhân tăng, giảm doanh thu của doanh nghiệp. Nguồn số liệu để lập nên báo cáo P&L sẽ dựa trên các sổ sách kế toán có liên quan đến doanh thu và chi phí.

Trong đó, doanh thu là số tiền bán hàng, dịch vụ phát sinh trong kỳ và có thể thu trong tương lai. Đây là giá trị thể hiện trên hóa đơn đã xuất cho người mua. Còn chi phí là giá trị bằng tiền của các chi phí có liên quan khi đến kỳ báo cáo.

P&L là gì trong kinh doanh xuất nhập khẩu?

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, P&L là từ viết tắt của Production and logistics với ý nghĩa là sản xuất và hậu cần. Trong đó, quản trị logistics là quản trị một chuỗi các hoạt động như: Hoạch định, thực hiện và kiểm soát việc vận chuyển, quản lý hàng hóa từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi cung ứng cho khách hàng.

Khâu hậu cần là khâu cần đặc biệt lưu ý trong các khâu thuộc quản trị logistics. Bởi nhờ có hậu cần mà các tổ chức doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều công việc cùng một lúc bao gồm nhận hàng, lưu trữ, vận chuyển, đóng gói hàng, làm thủ tục giấy tờ, ghi thông tin mã hiệu, giao hàng… Có thể thấy đây là quá trình thỏa thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng để hưởng thù lao.

Tầm quan trọng của báo cáo P&L trong kinh doanh

Trong kinh doanh, P&L được thống kê từ phương pháp kế toán giúp phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được doanh thu tăng giảm nhằm đưa ra biện pháp khắc phục.

Do đó, ở mọi doanh nghiệp đều lập bảng báo cáo P & L. Đây cũng là một trong ba báo cáo tài chính quan trọng bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và BC kết quả bán hàng.

Bảng báo cáo đóng vai trò chủ đạo trong kế hoạch bán hàng. Khi nhìn vào người quản lý có thể thấy ngay cấp độ lãi hoặc lỗ được tạo ra. Bảng báo cáo được phát hàng quý và hàng năm.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy điều chỉnh về luồng tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Còn bảng cân đối kế toán cho doanh nghiệp thấy tài sản hiện có và nợ tại một thời điểm.

Các bước P&L mà doanh nghiệp cần thực hiện

Sau khi đã tìm hiểu ý nghĩa của P&L trong kế toán và kinh doanh xuất nhập khẩu thì chúng ta cùng tìm hiểu qua các bước mà doanh nghiệp cần thực hiện như sau:

– Tư vấn và giới thiệu cho khách hàng các phương thức vận chuyển mà doanh nghiệp cung ứng.

– Đóng gói hàng hóa.

– Dán tem mã và ký hiệu lên hàng hóa.

– Vận chuyển hàng hóa lên kho lưu trữ.

– Lưu vào kho hàng hóa khi chưa có nhu cầu vận chuyển ngay.

– Nếu hàng hóa có kích thước lớn và số lượng nhiều thì có thể lưu trữ ở các kho bãi lớn.

– Thực hiện các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu.

– Chuẩn bị các chứng từ, hồ sơ liên quan đến quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ.

– Tiến hành giao hàng và cung cấp các dịch vụ theo thỏa thuận với khách hàng.

Qua những gì đã chia sẻ thì mọi người đã hiểu rõ hơn P&L là gì. Đối với những ai học kế toán, việc tìm hiểu ý nghĩa và các bước thực hiện P&L sẽ giúp cho các bạn thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình. Từ đó mang lại lợi ích và khắc phục những khó khăn cho doanh nghiệp.

Project coordinator là gì? Việc làm có nhiều cơ hội rộng mở

Project coordinator là gì? Đây là câu hỏi mà chắc hẳn ai cũng muốn biết bởi vị trí việc làm mang lại nhiều cơ hội phát triển và có mức lương khá cao. Nhưng cũng lắm những thử thách đặt ra đòi hỏi mỗi người phải có các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu công việc. Vậy đó là những kỹ năng nào? Hãy tìm hiểu tổng quan về công việc này trong bài viết sau nhé!

Tổng quan về công việc của project coordinator

Project coordinator là gì? Câu trả lời đó là điều phối viên dự án. Họ là những trợ lý của người quản lý dự án, làm việc trong các lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, viễn thông, kỹ thuật, xây dựng… Với nhiệm vụ là giám sát các giai đoạn cụ thể của dự án ở nhiều khía cạnh khác nhau nên các điều phối viên đóng vai trò quan trọng giúp hoàn thành dự án đúng hạn.

Việc tuyển dụng người quản lý dự án ngày càng có nhu cầu cao trong xã hội, theo đó cũng tạo điều kiện việc làm cho các điều phối viên dự án. Công việc thích hợp cho những ai thích thử thách và di chuyển vì đôi khi thời gian làm việc không bị gò bó tại văn phòng mà có thể di chuyển ra bên ngoài. Đặc biệt, việc làm mang lại thu nhập khá cao với mức lương 5-10 triệu/tháng cùng với hoa hồng của các dự án thành công. Ngoài ra, mức tiền thưởng có khi còn gấp đôi mức lương cứng mà điều phối viên nhận được.

Các vị trí việc làm của project coordinator

Vị trí việc làm dành cho project coordinator cũng đa dạng. Tùy vào mức độ chuyên sâu và điều kiện của mỗi người mà chúng ta có thể đảm nhận các chức danh như:

Quản lý dự án: Có nhiệm vụ giám sát các ý tưởng, sáng kiến của doanh nghiệp. Theo dõi tiến trình hoàn thành có đúng với yêu cầu của khách hàng hay không. Đảm nhận vai trò này bạn có trách nhiệm quản lý và giám sát mà không phải là tham gia thực hành cụ thể các việc thực hiện.

Quản lý văn phòng: Thực hiện công tác hỗ trợ hành chính nhân sự, các vấn đề về giấy tờ, đơn từ cho các bộ phận và đảm nhận nhiều hoạt động khác nhau. Nếu bạn muốn công việc ổn định ngồi văn phòng và có cơ hội phát triển các mối quan hệ thì có thể lựa chọn vị trí này.

Trợ lý điều hành: Công việc ở vị trí này là giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện việc tuyển dụng và đào tạo để phát triển nguồn lực cho doanh nghiệp. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn làm trợ lý sẽ có thêm nhiệm vụ là nhận khiếu nại từ phía khách hàng và giải quyết.

Công việc của project coordinator

Tính chất công việc điều phối viên dự án có thể sẽ tất bật với nhiều áp lực đặt ra. Bởi họ phải tạo ra lịch trình quản lý từng công việc cụ thể trong dự án bao gồm: Thời gian làm việc, ngân sách thực hiện, các chỉ tiêu.

Tham gia xây dựng chiến lược dự án bao gồm các vấn đề về tuân thủ các quy định thực hiện, các đánh giá rủi ro, các giải pháp thực hiện và khắc phục. Theo dõi tiến độ và các thay đổi liên quan đến dự án để đảm bảo thời gian hoàn thành đúng thời hạn.

Tổ chức và tham gia các cuộc họp với những bên liên quan, chuẩn bị tài liệu thuyết trình. Phụ trách các công việc hành chính khi cần thiết, lưu trữ tài liệu và cập nhật các vấn đề liên quan đến cuộc họp. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp trên.

Yêu cầu về trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm

Về trình độ: Mặc dù không có yêu cầu về bằng cấp cụ thể nhưng nếu chúng ta là cử nhân của các ngành về truyền thông, kinh doanh, quản lý… chắc hẳn cơ hội tìm được việc khá cao. Bên cạnh đó, còn có những yêu cầu về khả năng tính toán và xử lý văn bản, sử dụng các phần mềm cần thiết cho việc quản lý như: Microsoft Project, Microsoft Planner…

Về kỹ năng mềm: Đây là công việc mang tính chất giám sát nên đòi hỏi các bạn có khả năng quản lý và giải quyết các vấn đề để tránh rủi ro cho dự án thực hiện. Đặc biệt, là đôn đốc thời gian hoàn thành để kịp tiến độ theo đúng yêu cầu đề ra để tránh các khiếu nại của khách hàng. Đồng thời chúng ta cần có tư duy làm việc độc lập để chủ động trong công việc, khả năng làm việc nhóm và giao tiếp để trao đổi với mọi người. Đặc biệt, là khả năng quan sát và linh hoạt trong các hình huống để phát hiện ra vấn đề trong dự án.

Vậy là câu hỏi project coordinator là gì đã được giải đáp. Hi vọng với những thông tin được nêu sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về công việc của một điều phối viên dự án là như thế nào. Từ đó, chúng ta có thể rèn luyện cho mình những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để ứng tuyển vào việc làm này.

Nhân viên marketing online làm gì? Công việc mới nổi hiện nay

Digital marketing là nghề “hot” trên thị trường lao động hiện nay và theo dự đoán đây sẽ là một trong những ngành nghề triển vọng trong tương lai. Nhưng đối với một số người công việc này có vẻ còn mới lạ và họ không biết rằng một nhân viên marketing online làm gì mỗi ngày. Vậy thì chúng ta cùng tìm hiểu đó là công việc nào nhé!

Tổng quan về nghề Digital Marketing

Khi phương tiện tiếp cận thông tin ngày càng hiện đại thông qua mạng internet cũng là lúc nghề digital marketing “lên ngôi” để thay thế cho cách tiếp cận người dùng theo phương thức truyền thống. Và hiện nay, việc sử dụng marketing online để quảng cáo sản phẩm và các dịch vụ đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, đây vẫn là một nghề mới và vẫn chưa phải là một ngành học được đào tạo chính quy tại các trường đại học, cao đẳng. Thế nhưng, chúng ta có thể tiếp cận cách làm digital marketing chuyên nghiệp qua công việc và học tại các trung tâm.

Cụ thể trong lĩnh vực digital marketing sẽ có các vị trí tuyển dụng như: Nhân viên content, nhân viên SEO, người lên kế hoạch marketing, nhân viên thiết kế, nhân viên chạy quảng cáo… Đây là nghề rất rộng và mỗi vị trí có những yêu cầu về mức độ kinh nghiệm và một số kỹ năng cần thiết cho công việc. Do đó, tùy vào khả năng và niềm đam mê của mỗi người mà lựa chọn vị trí phù hợp cho mình.

Tại các vị trí tuyển dụng việc làm marketing online có sự phân biệt mức độ kinh nghiệm, mà điều này thể hiện rõ qua công việc yêu cầu và mức lương. Cụ thể, đối với người có kinh nghiệm mức lương thường 10 – 15 triệu/tháng và có thể cao hơn tùy vào mỗi doanh nghiệp, đối với những bạn mới vào nghề với ít kinh nghiệm, mức lương từ 7 – 10 triệu/tháng.

Nhân viên marketing online làm gì mỗi ngày?

Đối với vị trí nhân viên marketing online sẽ có những yêu cầu tuyển dụng về mức độ kinh nghiệm. Khi đó mức lương và cụ thể công việc thực hiện có những khác biệt. Nhưng nhìn chung nhiệm vụ mà một nhân viên marketing online phải thực hiện đó là:

Tham gia xây dựng kế hoạch marketing, quản lý các kênh marketing của công ty(Website, fan-page, facebook, email, các bản tin điện tử…) để tăng lượng truy cập, tăng like, comment, view. Tối ưu công cụ tìm kiếm, đưa website lên top tìm kiếm và báo cáo kết quả thực hiện.

Đề xuất việc thiết kế website bán hàng, các sản phẩm để cải thiện hiệu quả theo sự phản hồi từ khách hàng. Phối hợp với bộ phận bán hàng để phát triển các chiến lược quảng bá sản phẩm,  tìm kiếm khách hàng. Thu thập số liệu từ hiệu quả kinh doanh để phân tích và đánh giá hoạt động marketing online, quan sát đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, công việc có thể yêu cầu bạn viết bài SEO, bài PR, bài review sản phẩm cho blog, website, facebook… Thực hiện các việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

Để trở thành một nhân viên marketing online giỏi thì phải làm gì?

Về kiến thức: Trước khi bắt đầu công việc marketing online, chúng ta cần có kiến thức marketing cơ bản. Trong đó, có những vị trí tuyển dụng yêu cầu các bạn có kiến thức về nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và xác định nhu cầu của khách hàng, thiết kế thông điệp quảng cáo. Đặc biệt, bạn cần có khả năng xây dựng và triển khai kế hoạch marketing, nắm được các công cụ marketing như: SEO Website, Facebook, Email marketing… Có kiến thức cơ bản về thiết kế và chỉnh sửa hình ảnh, làm website…

Về kỹ năng: Nghề marketing là nghề của sự sáng tạo và năng động nên đòi hỏi các bạn cần có đầu óc sáng tạo để tạo ra những cách quảng cáo thu hút khách hàng về mặt hình ảnh và nội dung. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần có kỹ năng viết bài và kỹ năng thiết kế cơ bản. Bên cạnh đó, là những kỹ năng như: Lập kế hoạch, phân tích, tổng hợp…

Nhưng mọi người cần lưu ý rằng đối với nghề digital marketing, yếu tố kinh nghiệm thể hiện rõ nhất ở kết quả mà mình đạt được trong các dự án thực hiện. Do vậy, khi tham gia phỏng vấn bạn cần trình bày cụ thể những gì mình đã làm ở các dự án. Điều này không phụ thuộc vào số năm đến với nghề mà quan trọng là sự tích lũy kinh nghiệm qua những dự án thực tế.

Bài viết trên đã cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về nghề digital marketing và biết rõ nhân viên marketing online làm gì. Qua đó, mọi người có thể tìm hiểu về các vị trí việc làm “hot”nhất trong lĩnh vực marketing hiện nay. Mỗi vị trí tuyển dụng là cơ hội tiếp cận nghề với nhiều điều được học hỏi và phát triển.